Việt Nhật Glass

Kính cường lực uốn cong

Kính cường lực uốn cong cũng giống với các loại kính cường lực khác, đều được làm từ chất liệu kính cao cấp với quy trình sản xuất, tôi luyện, gia nhiệt đúng kĩ thuật. Các giai đoạn cắt, mài, khoan, rửa kính đều thực hiện như với kính phẳng thông thường. Trong quá trình tôi nhiệt thì từ kính phẳng đầu vào sẽ được uốn biến dạng theo đường cong đã định trước hoặc theo yêu cầu thiết kế thi công của từng công trình. Quá trình uốn biến dạng của kính không làm thay đổi tính chất chịu lực và chịu nhiệt nhiệt cao của dòng kính cường lực, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Việt Nhật Glass

Ưu nhược điểm của Kính cường lực uốn cong

Kính uốn cong thường có kích thước lớn, 2 mép ngoài của cạnh là những đường cong, 1.800mm, 5.000mm, sát mép cạnh đường cong thường xuất hiện vết tựa dài khoảng 10 - 20mm theo chiều dài của tấm kính. Đây chỉ là về hình thức bên ngoài tấm kính, không ảnh hưởng đến chất lượng kính đã được gia công.

Với những tấm kính uốn cong lớn có R > 5.000mm tại vị tí cong nhất của tấm kính thường xuất hiện hiện tượng kính bị ưỡn ngược lại với chiều cong của tấm kính tạo nên cạnh uốn cong hơi bị gãy khúc. Những điều này không hề ảnh hưởng đến đặc tính cũng như tính thẩm mỹ vì đây là chi tiết không quá quan trọng và nó rất bé.

Trong quá trình thiết kế kính uốn cong, độ cong R luôn phải tuân theo tiêu chuẩn cho phép tương ứng với các tiêu chuẩn kỹ thuật của mỗi loại kính nên khi thiết kế và gia ông cần phải chú ý đến độ cong R sao cho phù hợp.

Có thể chịu lực va chạm mạnh hơn gấp 4 – 5 lần so các loại kính thông thường khác. Tính năng an toàn khi vỡ tạo ra các hạt nhỏ, giảm khả năng gây sát thương cho người dùng.

Hình dạng uốn cong đẹp mắt phù hợp với nhiều công trình kiến trúc nội thất hiện đại, sang trọng.

Không thể gia công cắt, khoét sau khi đã tôi cường. Bắt buộc uốn cong theo R đều. Có nguy cơ tự nổ. Giá thành cao

Kính cường lực uốn cong Việt Nhật Glass

Kính cường lực uốn cong Việt Nhật Glass

Công ty Kính Việt Nhật

Khuyến cáo Khách hàng

Quý khách hàng cần lưu ý về quy trình bảo quản kính đã gia công và mục đích sử dụng (lắp đặt ngoài trời, nơi có độ ẩm cao…)!

• Giá để đúng kỹ thuật: Nghiêng góc 10 – 15 độ
• Xếp dỡ tránh va trạm góc, cạnh kính.
• Kính để trong kho có mái che, thông thoáng, khô ráo. Đặc biệt tránh ẩm, ướt (kính mốc không xử lý được).
• Khi bị ướt phải rửa bằng nước sạch và lau khô hai mặt.

Đối với Film PVB dán thông thường:
• Không để lớp film dán ( PVB ) tiếp xúc trực tiếp với nước đặc biệt là nước mưa.
• Phải dùng keo Silicon trung tính bao bọc thật kín các khe hở tiếp xúc giữa PVB, Kính và nước.

  1. Công đoạn Cắt kính
  2. Công đoạn Gia công trên tấm kính
  3. Công đoạn Rửa, sấy khô và kiểm tra
  4. Công đoạn Gia nhiệt
  5. Thành phẩm

Sản phẩm tương tự

5/5
5/5
5/5
5/5
5/5